Sự lắng nghe: Khởi nguồn của tình yêu thương trong xã hội

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là một bài tập quen thuộc đối với học sinh trong chương trình giáo dục. Để thực hiện tốt dạng bài này, không chỉ cần có kiến thức sâu rộng mà còn phải biết cách trình bày ý tưởng rõ ràng, sáng tạo.

Dưới đây là một đoạn văn đặc sắc trong số các bài nghị luận 200 chữ được trích từ sổ tay “99 đoạn văn nghị luận xã hội” của cô Na. Hãy cùng Thích Văn Học tham khảo nhé!

Đề nghị luận xã hội: Có phải lắng nghe là biểu hiện của yêu thương không? 

Bài làm

Tạo hóa đã ban cho loài người nhiều khả năng vượt trội, trong đó tình yêu thương có lẽ là điều thiêng liêng và quý giá nhất. Tình yêu thương là một khái niệm bao hàm rộng lớn với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng. Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu lắng nghe có phải là biểu hiện của yêu thương không? Hãy cùng tìm hiểu điều này nhé! Theo bạn, lắng nghe là gì? Tác giả Minh Niệm trong cuốn “Hiểu về trái tim” đã viết rằng: chữ “lắng nghe” mang ý nghĩa sâu sắc. Cần phải “lắng” mới có thể “nghe” được trọn vẹn. “Lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của trái tim. Hãy lắng nghe bằng chính trái tim mình. Vì thế, lắng nghe chính là hành động, thái độ chú tâm, tập trung vào những điều người khác đang nói, dù đó là âm thanh đang hướng tới chúng ta có thể là vui vẻ hay những chia sẻ khó khăn. Những người biết lắng nghe thường có trái tim rộng lượng, tâm hồn hướng đến việc chữa lành cho đối phương. Rất đáng quý! Xã hội đang trên đà phát triển, con người cũng trở nên bận rộn hơn, điều này khiến chúng ta dần mất đi sự kết nối tình cảm chân thành, tạo ra những bức tường vô hình ngăn cách. Xã hội như vậy liệu còn chỗ cho tình yêu thương không? Không có tình yêu thương làm nền tảng thì liệu ai sẵn lòng phá bỏ những rào cản đó để mở lòng và chia sẻ những tâm tư thầm kín? Yêu thương đóng vai trò quan trọng như một chất xúc tác khiến con người cởi mở hơn, đồng cảm và thấu hiểu nhau. Có yêu thương mới có tâm sự, lắng nghe và thông cảm. Hiện nay, tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần là một con số đáng lo ngại. Nhiều áp lực từ học tập, gia đình và xã hội đã đè nặng lên vai các em, họ chọn cách im lặng chịu đựng, lâu dần dẫn đến trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác. Mặt khác, sự vô tâm của nhiều phụ huynh, giáo viên khiến họ không chịu lắng nghe, dẫn đến việc các em ngày càng khép kín. Gần đây, một sự việc đau lòng xảy ra với nam sinh lớp 11 một trường chuyên ở Hà Nội đã tự tư ngay trước mặt cha mẹ vì quá áp lực. Lời cuối cùng của cậu khiến người đọc thương tiếc cho một tài năng sớm bạc mệnh dưới áp lực và trầm cảm. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả phụ huynh và mọi người về tầm quan trọng của lắng nghe và thấu hiểu. Như đã đề cập, lắng nghe mang ý nghĩa rất lớn. Khi tìm được một người biết lắng nghe, chúng ta sẽ an tâm hơn, dù có khó khăn nào phía trước. Điều này tạo động lực để chúng ta tiếp tục bước đi, giúp cuộc sống trở nên tích cực hơn. Khi trở thành một người biết lắng nghe, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu mến từ mọi người xung quanh; đồng thời lan tỏa điều này đến nhiều người hơn. Xã hội biết yêu thương và thấu hiểu sẽ không còn những mất mát do thiếu lắng nghe mà tràn ngập tình yêu thương, gắn kết giữa con người với nhau. Kết thúc, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi đầu bài chưa? Riêng tôi, tôi đã tìm được và nhận ra nhiều điều cần học hỏi hơn nữa. Tình yêu thương bắt nguồn từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Vì vậy, hãy mở lòng mình với tình yêu thương, bắt đầu từ lắng nghe, thấu hiểu bản thân trước, rồi trở thành chỗ dựa cho nhiều người khác. Ngày dài tháng rộng, chúng ta cùng nhau cố gắng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *